Vùng xương đầu gối thường phải hoạt động nhiều và chịu nhiều áp lực tác động nên trở thành vị trí dễ tổn thương. Ngày nay, đau khớp gối trong không chỉ xuất hiện ở những người già mà độ tuổi mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây đau đớn và khó chịu nên cần điều trị sớm để không làm giảm chất lượng cuộc sống.
Đau khớp gối trong là bệnh gì?
Đây là hiện tượng tổn thương ở trong khớp gồm các dây chằng, mô, sụn, bao hoạt dịch,... Khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa xương bánh chè, xương chày và xương đùi với lớp sụn được bao phủ ở các đầu. Khớp gối là bộ phận chịu áp lực rất lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể, có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể nên nếu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.
Triệu chứng đau khớp gối
Tình trạng đau có thể chỉ xuất hiện ở một bên hoặc đồng thời ở cả 2 bên khớp gối trái, phải. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc diễn tiến âm ỉ, kéo dài. Ngoài cảm giác đau, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như khớp có tiếng kêu, cứng khớp, chân bị tê bì,... Ở từng giai đoạn, mức độ đau sẽ khác nhau và càng tiến triển nặng, mức độ đau càng tăng lên, cụ thể:
-
Giai đoạn khởi phát: Người bệnh hầu như không cảm nhận thấy dấu hiệu đau nào rõ ràng. Nhưng thông qua chụp X-quang có thể phát hiện sụn khớp bị tổn thương nhẹ, bắt đầu xuất hiện gai xương.
-
Giai đoạn tiến triển: Khớp gối bắt đầu đau nhức, sưng đau, cứng khớp, vận động khó khăn,... Phim chụp X-quang cho thấy sụn khớp bị bào mòn, đầu xương bị hẹp lại, tổn thương rộng.
-
Giai đoạn nặng: Lúc này, tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn. Lớp sụn bị bào mòn hết hoặc bị phá hủy hoàn toàn, vỡ thành nhiều mảnh. Đầu xương hẹp, chạm sát nhau, có thể chồng lên nhau, khớp biến dạng, dịch bôi trơn rất ít.
Nguyên nhân gây đau khớp gối trong
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối, trong đó một số nguyên nhân phổ biến là:
-
Nguyên nhân bệnh lý: Viêm khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối, gout,... là các bệnh lý về khớp điển hình gây ra tình trạng đau khớp đầu gối.
-
Chấn thương vùng đầu gối: Các chấn thương gây tổn thương bên trong gối như giãn/đứt dây chằng, rạn vỡ sụn gối, bong gân,... cũng có thể gây đau khớp gối.
-
Đặc thù công việc: Nếu phải đứng, ngồi, duy trì một tư thế làm việc trong thời gian dài sẽ cản trở quá trình lưu thông khí huyết và thiếu sự linh hoạt ở khớp gối.
-
Thừa cân, béo phì: Tình trạng này gây căng thẳng cho khớp gối ngay cả trong các hoạt động bình thường như lên xuống cầu thang, đi bộ,... làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối và nguy cơ viêm xương khớp.
Các biện pháp chăm sóc khớp gối tại nhà
Không phải tất cả các trường hợp đau khớp gối đều nghiêm trọng nên người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà vẫn có thể cải thiện các triệu chứng. Bạn có thể tham khảo một số cách tự chăm sóc khớp gối phổ biến sau:
-
Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Nhiệt độ cao có thể giúp các khớp được thư giãn và cải thiện tình trạng cứng khớp. Trong khi đó chườm lạnh sẽ hỗ trợ giảm đau, viêm và sưng.
-
Xoa bóp, massage khớp gối: Tác động tại chỗ nhẹ nhàng giúp cơ được thư giãn, giảm tình trạng co cứng cơ. Bên cạnh đó còn giúp lưu thông khí huyết, phục hồi sụn khớp nhanh hơn.
-
Để khớp gối nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động nặng gây áp lực lớn lên đầu gối. Thời gian nghỉ ngơi tùy thuộc vào tình trạng bệnh, giúp khớp gối được nghỉ ngơi và giảm bớt đau nhức.
-
Duy trì tập thể dục vừa sức: Khi tình trạng bệnh đã phục hồi cơ bản, cần thường xuyên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để ngăn ngừa quá trình thoái hóa, teo cơ, giúp các mô và xương hoạt động linh hoạt hơn.
Các phương pháp trị liệu đau khớp gối
Nếu đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà tình trạng khớp gối vẫn không cải thiện thì người bệnh cần tới can thiệp y tế thích hợp như:
-
Cố định khớp gối: Trường hợp bệnh nhân đau khớp gối do chấn thương sau tai nạn, va đập mạnh, bác sĩ sẽ dùng đai cố định, nạng hoặc bó bột để giữ đầu gối ở đúng vị trí giúp lành chấn thương nhanh hơn.
-
Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định liều lượng phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ, không tự ý mua hoặc sử dụng để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.
-
Phẫu thuật: Chỉ áp dụng với trường hợp tổn thương khớp gối nghiêm trọng và không đáp ứng được các phương pháp điều trị khác.
-
Chữa đau khớp gối bằng y học cổ truyền: Phương pháp này chú trọng khu phong, trừ thấp, tiêu ứ, tán hàn, thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường sản sinh dịch khớp, thúc đẩy tái tạo và phục hồi sụn khớp, cấu trúc xương.
Viết bình luận