Khi chất lượng cuộc sống đang dần được cải thiện và ổn định thì con người chúng ta càng có xu hướng chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng hơn. Bước đầu của việc chăm sóc sức khỏe chính là cung cấp đủ các chất cho cơ thể.
Vitamin K1 là gì?
Vitamin K là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, có cấu trúc giống nhau và đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể. Người ta đã phát hiện được rất nhiều loại vitamin K khác nhau, trong đó phổ biến nhất là vitamin K1 và vitamin K2.
Vitamin K1 hay còn được gọi là phylloquinone, là một loại vitamin tan trong dầu, có chức năng quan trọng trong quá trình hoạt hóa các yếu tố đông máu ở gan. Thông thường, vitamin K1 chiếm khoảng 75 - 90% tổng lượng vitamin K của cơ thể. Khi vitamin K1 được bổ sung nhiều hơn, những loại vi khuẩn ở ruột già sẽ chuyển hóa chúng thành vitamin K2 để dự trữ. Một số loại thực phẩm có chứa vitamin K1 có thể kể đến như là thịt, cá, cà chua, bắp cải, rau má…
Tác dụng của vitamin K1
Tham gia quá trình đông máu: Vitamin K1 có vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu của cơ thể. Vitamin K1 tham gia tạo ra các protein tiền đông máu như yếu tố II (prothrombin), yếu tố VII, yếu tố IX, yếu tố X và các protein chống đông máu (protein C, S, Z).
Ngăn ngừa loãng xương và giúp xương chắc khỏe: Trong vitamin K1 có chứa enzym gamma - glutamyl carboxylase. Qua quá trình carboxyl hóa, từ loại enzym này có thể tạo ra protein osteocalcin hoạt động để thúc đẩy xương phát triển. Đã từng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa vitamin K1 và sự loãng xương do tuổi tác. Điển hình trong đó là nghiên cứu tỷ lệ gãy xương hông ở phụ nữ. Tổng số chị em tham gia nghiên cứu là 72.000 người trong 10 năm. Kết quả đã cho thấy nguy cơ gãy xương hông tăng thêm 30% ở những phụ nữ có lượng phylloquinone hấp thụ thấp hơn 109 microgam/ngày.
Cải thiện trí nhớ: Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng vitamin K1 có liên quan với sự cải thiện trí nhớ của người lớn tuổi theo từng giai đoạn. Những người trên 70 tuổi có nồng độ vitamin K1 trong máu cao sẽ có khả năng ghi nhớ bằng lời nói tốt hơn những người bình thường.
Hệ tim mạch: Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện sức khỏe tim mạch. Trong đó, vitamin K1 thông qua việc ngăn chặn quá trình khoáng hóa để giữ cho huyết áp ổn định. Từ đó giúp tim bơm máu đều đặn đi khắp cơ thể. Ngoài ra, do quá trình khoáng hóa sẽ thay đổi phụ thuộc vào tuổi tác nên việc bổ sung vitamin K1 cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi.
Ổn định đường huyết: Vitamin K1 cũng là một yếu tố tham gia cân bằng insulin của cơ thể. Trong những nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh những người được bổ sung vitamin K1 có sự cải thiện tình trạng kháng insulin. Thậm chí, cũng đã có nghiên cứu chỉ ra, sự tăng lên của vitamin K1 có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh: Khi vừa được sinh ra, đa số các trẻ đều có hàm lượng vitamin K rất thấp vì nó không thể đi qua nhau thai để truyền cho con. So với những trẻ sơ sinh được tiêm vitamin K, trẻ không được tiêm vitamin K có nguy cơ chảy máu cao gấp 81 lần. Vì vậy, người ta thường tiêm vitamin K cho trẻ để ngăn chặn các nguy cơ xuất huyết, chảy máu…
Tác dụng phụ của vitamin K1
Nếu người sử dụng tuân thủ đúng lời khuyên của bác sĩ với liều lượng phù hợp thì hầu như không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Việc bổ sung quá nhiều vitamin K1 cũng không có ảnh hưởng quá nghiêm trọng đối với sức khỏe người sử dụng, những trường hợp sử dụng liều cao vitamin K1 sẽ gặp một vài triệu chứng nhẹ như tiêu chảy, đau bụng.
Riêng đối với trẻ sơ sinh, khi được tiêm vitamin K1 liều quá cao có thể gây ra thêm một số tác dụng phụ khác như chán ăn, khó thở, phù nề toàn thân, giảm vận động, cơ cứng, xanh xao, da và mắt vàng. Vì vậy, khi tiêm vitamin K1 bổ sung cho trẻ cần hết sức lưu ý đến độ thiếu hụt, cơ địa… để có thể đưa ra liều lượng phù hợp cho từng trẻ.
Cách sử dụng vitamin K1
Người sử dụng vitamin K1 nên sử dụng đúng liều lượng thích hợp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Từ các nghiên cứu, người ta khuyến cáo rằng nên sử dụng 10mg vitamin K1 mỗi ngày. Tuy nhiên, liều lượng bổ sung cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Vì vậy, đối với những trường hợp người có bệnh nên tới khám tại các cơ sở y tế để nhận được lời khuyên từ các bác sĩ có chuyên môn.
Vitamin K1 là loại vitamin tan trong chất béo. Có nghĩa là cơ thể sẽ hấp thu và chỉ có thể hấp thu vitamin K1 khi có sự tham gia của chất béo. Thêm nữa, quá trình hấp thu này còn đòi hỏi phải có acid mật làm chất nhũ hóa vì mỡ không tan được trong máu. Vì thế, thời gian vàng để cơ thể có thể hấp thu vitamin K1 là sau bữa ăn khoảng 30 phút. Có thể sử dụng kèm với nước lọc sau các bữa sáng, trưa, tối để đạt hiệu quả tốt nhất.
Viết bình luận