Gân Achilles (a sin - gân gót) là gân lớn nhất cơ thể kéo dài từ bắp chân đến bám vào xương gót, là bộ phận tham gia vào hầu hết các hoạt động cảu cơ thể như chạy, nhảy, đi bộ... nên là nơi chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương.
1. Viêm gân gót chân là gì ?
Gân Achilles là một vùng khá ít mạch máu, cách chỗ bám vào xương gót từ 3-6 cm. Cấu tạo của gân gồm nhiều sợi nhỏ nên chỉ cần một tác động bất ngờ cũng đủ gây nên chấn thương gót chân. Viêm gân gót chân là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức dẫn đến sự quá tải về lực và trọng lực, làm tổn thương vùng gót chân. Viêm gân góc được phần thành hai loại:
- Viêm điểm bám gân Achilles: Loại này tác động đến nơi thấp nhất của gân, chỗ gắn vào xương gót chân.
- Viêm sợi gân: Xảy ra ở bất cứ vị trí nào khác với nơi bám vào xương gót của sợi gân. Loại viêm gân gót chân này thường gặp ở người trẻ tuổi hoạt động nhiều.
Tổn thương gân Achilles thường do sự quá tải về lực, trọng lực trực tiếp lên gân - có thể thấy ở những người chơi thể thao có di chuyển với tốc độ cao.
2. Nguyên nhân
- Tuổi tác: collagen sẽ suy giảm theo tuổi, khiến các mô liên kết với chất đàn hồi không còn được mượt mà nữa và gây ra tổn thương gân gót chân.
- Chấn thương: do chơi thể thao, tai nạn giao thông - lao động, trượt ngã khiến vùng gân gót chân bị tác động bất ngờ và dẫn đến viêm gân Achilles.
- Bệnh xương khớp: Người bị bàn chân bẹt không được phân bố lực đều ở bàn chân trong thời gian dài cũng gây nên viêm gân gót Achilles.
- Trường hợp khác: Người có khớp cổ chân yếu, béo phì, rối loạn chuyển hóa, đang dùng thuốc Corticoid/Quinolones dài ngày đều có thể bị viêm gân Achilles.
3. Dấu hiệu nhận biết
- Đau, cứng dọc theo gân hoặc phần sau của gót chân vào buổi sáng. Khi vận động thì đau tăng lên.
- Chồi xương, sưng nề. Có tiếng nổ ở vùng gân gót chân
- Cơ bắp chân căng lên và khó cử động bàn chân
4. Viêm gân gót chân có nguy hiểm không ?
- Khoảng 80% tổn thương gân ở mức độ rách một phần nhỏ có thể hồi phục trong thời gian từ 3 đến 6 tháng hoặc lâu hơn khi điều trị bảo tồn như nghỉ ngơi, tránh các bài tập nặng và khó.
- Điều trị không đúng cách và kịp thời cò thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như đau chân nhiều hơn, hạn chế khả năng đi lại, gân/xương gót bị biến dạng và nguy hiểm nhất là gân Chilles bị rách hoàn toàn.
4. Điều trị bảo tồn viêm gân gót
- Liệu pháp RICE: Đây là cách điều trị viêm gân gót chân tại nhà gồm nghỉ ngơi, chườm đá và kê cao chân. Cụ thể, người bệnh cần nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động mạnh; chườm đá ở vùng bị thương từ 15 – 20 phút. Đồng thời, nên nằm kê chân cao hơn tim để máu không dồn xuống phía chân. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với tình trạng đau gân gót chân nhẹ.
- Thuốc giảm đau - giảm viêm: có tác dụng tạm thời cho giai đoạn viêm cấp
- Điều trị huyết tương giàu tiểu cầu: tiêm trực tiếp vào vị trí gân viêm dưới hướng dẫn siêu âm sẽ thúc đẩy quá trình hàn gắn tự thân diễn ra nhanh hơn, sớm hơn.
- Phẫu thuật: được tiến hành khi viêm gây rách toàn toàn gân gót
Thuốc giảm viêm, giảm đau, chườm lạnh, gác chân cao sẽ hữu ích cho giai đoạn này.
- Phục hồi chức năng: giúp tăng sức gân ở tư thế trung gian hoặc vật lý trị liệu với các thiết bị phụ trợ cũng giúp giảm đau.
Đừng ngần ngại đi gặp bác sĩ điều trị đau nếu như triệu chứng đau gót chân của bạn không cải thiện khi uống thuốc hoặc trở nên nặng hơn khiến bạn có cảm giác đau buốt vùng gót chân hay khó khăn trong việc đi lại hoặc đứng trên bàn chân.
Hãy liên hệ Phòng khám & Quầy thuốc Văn Giang – Hà Nội để được khám, tư vấn và điều trị. Hotline: 0945.666.266
Ca lâm sàng viêm gân Achilles được phát hiện và điều trị tại phòng khám